Nhận thông tin mới nhất từ Instagram
Bắt đầu lấy cảm hứng từ các công bố, bí quyết và câu chuyện thành công trên blog của chúng tôi.
Cảm hứng
Gặp gỡ người sáng lập đã xây dựng mối quan hệ với các fan quý giá nhất của thương hiệu mình
TÁC GIẢ: Đội ngũ Instagram Business
San Francisco, CA
Suốt 8 năm qua, thương hiệu Hàn Quốc Oh, Lolly Day! (@ohlollyday.official) của nhà sáng lập Shinhu Park (@lollyhu) đã luôn hoạt động đúng với phương châm của mình – giúp mọi người sống hạnh phúc hơn. Thương hiệu cung cấp nhiều sản phẩm lối sống và văn phòng phẩm tươi sáng, nhiều màu sắc, bao gồm từ nhãn dán đến cốc cho tới sổ nhật ký hỗ trợ thiết lập mục tiêu và hình thành thói quen lành mạnh, để tất cả những ai mong muốn cải thiện bản thân đều tìm thấy sản phẩm phù hợp với họ.
Shinhu chia sẻ: “Tôi muốn tiếp tục là thương hiệu thân thiện mà bạn sẽ nghĩ đến khi cảm thấy vui vẻ hay cần tìm kiếm sự an ủi". Để thực hiện sứ mệnh này, doanh nghiệp nhất định phải tạo được mối quan hệ có sức tác động với khách hàng hiện tại và tiềm năng của mình.
Chú thích: Shinhu chia sẻ 3 bí quyết hàng đầu để thương hiệu xây dựng mối quan hệ lâu dài với đối tượng của mình.
Nhưng làm thế nào để truyền đạt giá trị của thương hiệu đến đối tượng? Làm thế nào để đối tượng sẵn sàng dành thời gian và chi tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn? Với Oh, Lolly Day! và Shinhu, mức độ trung thành với thương hiệu chính là yếu tố làm nên sự khác biệt.
Oh, Lolly Day! nổi tiếng là thương hiệu có nhiều fan trung thành. Mối quan hệ này bắt đầu như thế nào?
Ban đầu, những người theo dõi tài khoản cá nhân trên Instagram của tôi trở thành người tiêu dùng của thương hiệu một cách tự nhiên. Tôi nghĩ sự trung thực đóng vai trò quan trọng và tôi cũng sử dụng hashtag của Instagram. Tôi tải lên ảnh chụp bữa ăn tự nấu kèm hashtag #LollyRestaurant hoặc chụp ảnh đồ uống tự làm rồi tải lên cùng hashtag #LollyTeaRoom cùng nhiều nội dung khác. Khi đối tượng yêu thích cuộc sống của người đứng đầu thương hiệu, họ sẽ càng đồng cảm và thấu hiểu [với] hướng đi của thương hiệu đó hơn. Dường như ở những người thích cả hai điều này có một sức mạnh cộng hưởng và họ dễ trở thành fan trung thành hơn.
Bạn đã tạo và truyền đạt tới người tiêu dùng những tiêu chuẩn nào?
Đầu tiên, tôi chia fan thành ba giai đoạn – những người chỉ biết về Oh, Lolly Day!, những người thích thương hiệu nhưng không mua hàng, cuối cùng là những người theo dõi thương hiệu và mua bất kỳ sản phẩm nào chúng tôi cung cấp. Chúng tôi bắt đầu tiếp cận fan theo một cách khác để tăng mức độ gắn bó và phù hợp [với nhóm cuối cùng]. Sau khi phân tích một số fan của Oh, Lolly Day!, chúng tôi nhận thấy họ có đặc điểm là thường thụ động và ít biểu lộ cảm xúc. Tôi đã thử triển khai nhiều dự án khác nhau trong năm vừa qua để chủ động giao tiếp với những người này. Ví dụ: chương trình khuyến mãi thông qua hashtag trên Instagram mang tên "Thử thách thói quen 35 ngày" và dự án “Lá thư hạnh phúc hơn” kể câu chuyện nội bộ của Oh, Lolly Day! Trong lá thư hạnh phúc dạng bản tin có một hộp để bạn gửi thư trực tiếp cho chúng tôi.
Cách làm này có hiệu quả không?
Chúng tôi thật sự đã nhận được nhiều bài đánh giá có chất lượng hơn. Những bài đánh giá không còn chỉ có nội dung đơn giản như "Sản phẩm đẹp, tôi rất thích" mà đã nói về niềm hạnh phúc Oh, Lolly Day! vẫn luôn hướng đến. Tôi xin giới thiệu một bài đánh giá gây ấn tượng với chúng tôi: Một người được tặng sản phẩm xây dựng thói quen và đã dùng thử. Sau 1-2 tháng, anh ấy thấy cuộc sống của mình thay đổi đáng kể. Tôi đã nhận được một lá thư dài và những bài đánh giá như vậy ngày càng nhiều thêm. Chúng tôi chắc chắn rằng các hoạt động của mình không hề vô nghĩa.
Bằng cách tạo nội dung thú vị giới thiệu các nhân viên của thương hiệu, bạn có thể nhẹ nhàng nhắn nhủ với mọi người rằng phía sau doanh nghiệp bạn là những con người thật. Shinhu giải thích 3 cách để thể hiện tinh thần đồng đội đã giúp thương hiệu của bạn phát triển.
Chiến lược tiếp thị đến fan trung thành có nhược điểm nào không?
Từ góc độ kinh doanh, chiến lược tiếp thị đến fan trung thành không trực tiếp tạo ra doanh thu vì chúng ta không đầu tư vào người tiêu dùng mới. Tuy không khiến doanh thu tăng mạnh nhưng chắc chắn cách làm này có tạo nên sự tăng trưởng ở bên ngoài. Tôi nghĩ hiện tại, thương hiệu của mình đang ở giai đoạn đầu tư vào fan trung thành. Tôi tin rằng khoản đầu tư hiện nay là rất cần thiết để thương hiệu tăng trưởng vững chắc và vượt qua khủng hoảng suôn sẻ. Chúng tôi muốn phát triển mối quan hệ với người tiêu dùng của mình theo cách chậm mà sâu sắc.
Sau khi trải qua đại dịch COVID-19, tôi càng thêm tin tưởng vào suy nghĩ này. Sự tồn vong của thương hiệu phụ thuộc vào việc họ có fan hay không. Tuy nhiên, chúng tôi có kế hoạch mở rộng phạm vi mục tiêu để fan chưa trung thành không cảm thấy bị bỏ rơi cũng như để thu hút thêm khách hàng mới. Trong sáng kiến này, chúng tôi tổ chức "Chiến dịch sống hạnh phúc hơn" để lan tỏa thông điệp hạnh phúc ở quanh ta, giống như cỏ 3 lá vậy.
Bạn có thể chia sẻ một số ví dụ cụ thể cho thấy cách fan trung thành tác động tích cực đến thương hiệu của mình chứ?
Mới đây, khi nhãn hiệu hàng hóa của tôi bị một công ty khác đánh cắp, tôi đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ fan của mình. Những bình luận đề nghị gây quỹ hỗ trợ vụ kiện không ngừng tăng lên. Nhờ vậy, tôi có đủ can đảm để bắt đầu chiến dịch gây quỹ và nhận được số tiền quyên góp nhiều hơn mục tiêu đặt ra. Qua sự việc này, tôi nhận ra rằng sức mạnh của fan là yếu tố quyết định đối với sự tồn vong của doanh nghiệp nhỏ. Tôi rất vui vì giờ đây, dường như nhiều người tiêu dùng công nhận Oh, Lolly Day! là thương hiệu được fan yêu mến và rất nghiêm túc trong mối quan hệ với fan của mình.
Bạn có lời khuyên nào dành cho các doanh nghiệp nhỏ trong việc tạo nội dung trên Instagram không?
Tôi xem mỗi bài đăng là một bài quảng cáo và luôn tải lên một cách cẩn thận. Chúng tôi viết văn bản [như] viết câu từ quảng cáo và 3 nhân viên nội bộ có liên quan sẽ kiểm tra nội dung đó. Tôi cũng chọn hình ảnh rõ ràng, không bị mờ. Mục tiêu sau cùng là đảm bảo người xem sẽ xem bài viết lâu hơn. Oh, Lolly Day! sử dụng các tính năng khác nhau của Instagram như Stories, cẩm nang, [video] và hơn thế nữa. Chúng tôi sử dụng một nhãn dán cụ thể trong Stories để bày tỏ lòng biết ơn khi xem bài đánh giá của khách hàng. Sau khi tạo nhãn dán, số lượt nhắc trong Stories rõ ràng đã tăng lên. Chúng tôi sử dụng cẩm nang khi muốn nêu bật nội dung nào đó. Các fan cũng muốn biết người làm ra một sản phẩm sẽ sử dụng sản phẩm đó như thế nào. Do đó, chúng tôi đăng bài đánh giá sản phẩm của chính nhân viên.
Tạo điều kiện để mọi người nhanh chóng khám phá sản phẩm trong cửa hàng trên Instagram của bạn. Shinhu minh họa cách thiết lập bộ sưu tập để sắp xếp sản phẩm.
Bạn có kế hoạch gì tiếp theo cho doanh nghiệp của mình?
Ước mơ của chúng tôi là có thể duy trì hoạt động trong một trăm năm. Đầu năm nay, chúng tôi đã đặt ra cho mình nhiệm vụ là "giúp mọi người hạnh phúc hơn một chút nhờ Oh, Lolly Day!". Chúng tôi rất coi trọng cảm giác hạnh phúc. Chúng tôi không muốn tăng trưởng nhanh như các tập đoàn lớn mà muốn phát triển chậm và chắc.
Bạn muốn tìm thêm nguồn cảm hứng? Hãy đọc bài phỏng vấn với giám đốc sáng tạo @karenxcheng về cách doanh nghiệp hợp tác với người sáng tạo nội dung để nâng tầm nội dung của mình hoặc tìm hiểu cách Tổng Giám đốc @luciellenassis của Mulungú (@usemulungu) xây dựng một cộng đồng Instagram gắn kết như “gia đình trên mạng.”
TÁC GIẢ: Đội ngũ Instagram Business
San Francisco, CA