Nhận thông tin mới nhất từ Instagram
Bắt đầu lấy cảm hứng từ các công bố, bí quyết và câu chuyện thành công trên blog của chúng tôi.
Cảm hứng
Nuôi dưỡng sự sáng tạo: Văn hóa ẩm thực đang thay đổi ra sao trên Instagram
TÁC GIẢ: Đội ngũ Instagram Business
San Francisco, CA
Bạn có nhớ những ngày tươi đẹp trước đây khi cứ đến bữa tối thứ Ba là lại có món thịt om nhừ trong 2 giờ, bắc ra nóng sốt từ trên bếp không?... Chúng tôi cũng vậy! Những bữa ăn không còn giống đích xác như trước kia, đó là vì: chúng đã trở nên linh hoạt hơn và thiết bị di động chính là một nguyên nhân lớn.
Với việc định hướng cách thức mọi người khám phá, mua và chia sẻ các món ăn mới, thiết bị di động đã xác định lại hoàn toàn cách mọi người kết nối với đồ ăn—đặc biệt là trên Instagram. Cho dù ở quán ăn góc phố, nhà hàng yêu thích hay ở trên mạng, mọi người đang sử dụng thiết bị di động ở bất cứ đâu họ mua đồ ăn. Và trên Instagram, nơi 81% người tham gia khảo sát xem bản thân họ là những người mua đồ ăn và có khả năng mua trên điện thoại thông minh cao hơn gấp 2 lần,1 thì mức tương tác ngày càng gia tăng này mang lại nhiều cơ hội hơn cho các nhà tiếp thị thực phẩm để họ có thể trở nên nổi bật và truyền cảm hứng hành động qua thiết bị di động.
Để hiểu rõ hơn cách thiết bị di động vẫn không ngừng truyền cảm hứng cho những sắc màu của thế giới trên Instagram, chúng tôi đã hợp tác với nhóm thông tin chi tiết nội bộ Facebook IQ để khám phá các thay đổi chính trong lĩnh vực thực phẩm2 hiện đang nuôi dưỡng sự sáng tạo trong cộng đồng đầy đam mê này ở Hoa Kỳ.
Khi mọi người nghĩ về đồ ăn với hashtag #food3, ngoài các bữa ăn sáng, trưa và tối thông thường theo lối truyền thống, chúng tôi còn thấy ngày càng có nhiều người ăn những bữa ăn nhẹ. Điều này thách thức thói quen ăn uống truyền thống, khiến cho thời gian ăn uống trở nên linh hoạt hơn bao giờ hết. Được thôi thúc bởi lối sống cá nhân và mức độ ưu tiên của mọi người, 63% người tiêu dùng (ở Hoa Kỳ) có nhiều khả năng sẽ ăn những bữa ăn nhẹ thay cho bữa ăn truyền thống hơn, trong khi 84% chọn ăn những bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn truyền thống.4 Tuy nhiên, không chỉ việc mọi người ăn nhẹ như thế nào mà cả ý nghĩa của từ ăn nhẹ cũng khác nhau.
Với văn hóa liên tục di chuyển và bận rộn ngày nay, không có gì đáng ngạc nhiên khi cứ 10 người tiêu dùng ở Hoa Kỳ thì có gần 4 người đồng ý rằng bất cứ thứ gì cũng có thể được xem là đồ ăn nhẹ.5 Và khi mọi người nói về đồ ăn nhẹ, hashtag #snacks,6 họ cũng nói về các thực phẩm mà theo truyền thống, có thể xem là một phần của bữa ăn, chẳng hạn như salad, khoai tây chiên và sandwich.7
Sự tiện lợi tác động đến việc mọi người lựa chọn thức ăn và thúc đẩy họ mua và chuẩn bị đồ ăn theo những cách mới. Thay vì chỉ xoay quanh chuyện ăn uống, mọi người ngày nay dành ưu tiên cho khía cạnh tiết kiệm thời gian của đồ ăn khi hợp nhất chúng với cuộc sống của họ. Việc mua thực phẩm trực tuyến ở Hoa Kỳ chỉ là một ví dụ minh họa cho xu hướng đang dần xuất hiện này. Năm 2016, số lượng người cho biết họ đã mua thực phẩm trực tuyến và sẽ tiếp tục làm thế tăng hơn gấp đôi so với năm 2014,8 trong khi các tài khoản trên Instagram có khả năng mua đồ ăn đóng gói trực tuyến cao hơn gấp 2,6 lần.9
Tương tự, nhu cầu về sự thuận tiện cũng có thể giúp gia tăng các dịch vụ giao hàng dựa trên ứng dụng và dịch vụ cung cấp công cụ lên kế hoạch bữa ăn (các dịch vụ đăng ký như Blue Apron hay Plated). Và nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trung bình, mức thuận tiện cứ tăng thêm một nấc, thì mọi người sẽ sẵn sàng trả thêm tới 11% khi mua đồ ăn.10
Với các bài viết có hashtag #foodies11 (người đam mê ẩm thực) trên Instagram, nguồn gốc món ăn và câu chuyện đằng sau đó cũng quan trọng như hình thức và mùi vị của món ăn vậy. Ngày càng có nhiều người muốn đồ ăn của họ vừa phải bổ về mặt dinh dưỡng vừa phải đích thực về mặt nguồn gốc văn hóa. Từ những ảnh hưởng vùng miền cho tới bản chất gốc rễ, lối ăn uống có nhận thức tiếp tục định hướng việc lựa chọn thức ăn và hành vi của mọi người trên khắp thế giới—đặc biệt khi nói đến các thành phần có thị phần nhỏ như gia vị, các thành phần sử dụng trong nướng bánh và các hương vị quốc tế.
Matcha, một loại bột trà xanh đặc biệt có nguồn gốc từ Nhật Bản là ví dụ minh họa cho thành phần có thị phần nhỏ trong thị trường có xu hướng rõ ràng. Phổ biến nhất trong thế hệ trẻ ở Hoa Kỳ, đặc biệt là phụ nữ từ 21 tuổi trở lên,12 matcha đã thành chủ đề trò chuyện ngày càng sôi nổi trên Instagram nhờ chất lượng ngon và có lợi cho sức khỏe cũng như hình thức bắt mắt của loại trà này. Cha Cha Matcha (@chachamatcha), một tiệm trà ở Thành phố New York, đã tận dụng tính bắt mắt theo xu hướng của matcha trong đồ uống của mình cũng như thông qua nguồn cấp trên Instagram.
Do thiết bị di động vẫn tiếp tục định hình lại thế giới xung quanh chúng ta nên điều quan trọng là các nhà tiếp thị thực phẩm phải hiểu được tác động cũng như những cách mà Instagram có thể giúp kết nối họ với khách hàng. Cho dù thông qua các câu chuyện, nguồn cấp hay các công cụ sáng tạo khác, nền tảng của chúng tôi đang thay đổi cách mọi người khám phá, mua và chia sẻ đồ ăn mới trên thiết bị di động.
Để tìm hiểu thêm về tác động của thiết bị di động lên khẩu vị và hành vi của mọi người khi nói đến đồ ăn, hãy truy cập Facebook IQ để xem toàn bộ bài viết. Và để xem cách những thương hiệu ẩm thực khác như Teddy và DiGiorno đang gặt hái thành công trên Instagram, hãy đọc các câu chuyện của họ tại đây.
TÁC GIẢ: Đội ngũ Instagram Business
San Francisco, CA